Mắm Ruốc Được Chế Biến Từ Con Gì


Con Ruốc đối với người dân miền Tây sông nước thì không có gì là xa lạ. Nhưng ở một số vùng ở miền ngoài thì có lẽ rất ít người biết đến nó.Ruốc có tên gọi khác của nó là tép moi,tép biển hay moi là động vật giáp sát sống ở vùng nước lợ hay nước mặn ven biển.

Ruốc dạng như tôm nhỏ, chỉ lớn khoảng 10–40 mm tùy thuộc vào ruốc cái hay đực. Màu trứng của ruốc khác nhau tùy theo loài, phân bố vị trí địa lý. Nó phát triển lớn hơn hai lần kích thước ban đầu hoặc nhiều hơn. Trứng nở vào đầu năm, ấu trùng lớn, trưởng thành và đẻ trứng trong cùng một năm.

Do kích thước của ruốc quá nhỏ nên chúng thường chỉ được dùng để làm mắm (mắm ruốc, mắm tôm hoặc mắm chua); hay phơi khô rồi xay vụn thành bột ruốc.

                                                Hình 1:Con ruốc khi được vớt lên bờ 

Đặc Điểm Của Mắm Ruốc

Khi nhìn bằng mắt thường có lẽ các anh chị có thể nhầm lẫn giữa mắm ruốc và mắm tôm. Ngay cả chúng tôi là người bán chúng tôi còn hay nhầm lẫn nữa mà. Mắm ruốc có màu tím nhạt, có mùi thơm, không tanh và không có mùi hôi đứng dưới gió là nghe nồng nặc mùi mắm. Đối với mắm ruốc, thường thì  người sẽ ủ ít nhất khoảng 6 tháng thậm chí có thể lâu hơn mới được thành phẩm.

Mặc dù là như vậy nhưng cả hai đều có mùi khi ăn, chỉ là một cái hôi ít một cái hôi nhiều mà thôi. Vì thế, các cặp tình nhân không nên đi hẹn hò mà rủ nhau đi ăn bún đậu mắm tôm nha.Để khi chuẩn bị môi kề môi thì một luồng khí từ trong miệng bay ra làm cả hai tránh xa nhe.

Người Dân Địa Phương Thu Hoạch Ruốc Như Thế Nào

Để có thể bắt được ruốc, người dân phải dùng các dụng cụ đặc thù được làm bằng hai thanh gỗ dài, buộc lưới nhỏ tạo thành hình tam giác. Khi gặp luồng ruốc, người dân sẽ hạ vợt xuống để xúc, đưa lên khoang thuyền, cũng có một số thuyền khác lại sử dụng lưới có mắt nhỏ để đánh bắt. 

Hoặc Lưới kéo tay hay kéo bằng thuyền gần giống cả về cấu tạo, cả về kích thước, gọi chung là ghe  ruốc. Chỉ khác nhau cách thức kéo lưới. Loại lưới khai thác ruốc gọi là giạ ruốc, rộng chừng hơn sãi tay, cao chừng 1m. Phần miệng giạ rộng ra, hai bên miệng giạ buộc dây cho người hoặc thuyền máy kéo hai phía, căng rộng miệng giạ rộng ra để như xúc ruốc con vào trong lưới giạ...

Theo những ngư dân nơi đây chia sẻ, mùa ruốc bắt đầu từ tháng 11 Âm lịch năm trước đến hết tháng 3 Âm lịch năm sau. Thời điểm ra Tết là thu hoạch ruốc được mùa nhất. Những ngày tháng 11, khi ruốc biển vào mùa thường xuất hiện dày đặc tại khu vực ven biển, cách bờ biển vài km
                                 
Hình 2: Hình ảnh ngư dân vớt ruốc bằng vợt kéo tay